Niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong là một thuật ngữ nha khoa còn quá mới mẻ hiện nay. Đây được xem là một trong những phương pháp niềng răng đem lại hiệu quả cao hiện nay cùng với nhiều ưu điểm vượt trội. Trong bài viết dưới đây, nha khoa gửi đến các bạn những thông tin liên quan niềng răng bao nhiêu lâu cũng như giải đáp việc có nên thực hiện phương pháp này hay không.

Niềng răng mặt trong là gì? 

Niềng răng mặt trong là một phương pháp nha khoa chỉnh nha mới, cũng sử dụng dây cung và mắc cài như những phương pháp niềng răng khác. Nhưng mắc cài lại được gắn lên mặt trong của răng, thực hiện quy trình kéo và chỉnh răng từ trong. Phương pháp này không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người niềng răng.
Hàm răng đều đặn giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống*
Phương pháp niềng răng này được nhận định là phương pháp thẩm mỹ hiệu quả vì rất khó để người khác quan sát được là bạn đang niềng răng. Tuy nhiên phương pháp niềng răng này cũng ẩn chứa khá nhiều điều phiền phức và những rủi ro.

Trên thế giới thì phương pháp niềng răng trong suốt và phương pháp niềng răng mặt trong là hai phương pháp niềng răng được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả đạt được và tính thẩm mỹ. Trong khi đó, niềng răng mặt trong có bản chất là vẫn sử dụng những khí cụ mắc cài, dây cung tương tự với mắc cài kim loại. Nhưng phương pháp này lại có những lợi ích và hiệu quả cao hơn những phương pháp niềng răng thông thường. 

Quy trình niềng răng mặt trong tại nha khoa

Tương ứng mới mức giá cao thì niềng răng mặt trong giúp bạn đạt được tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả như ý muốn. Dưới đây là các bước thực hiện phương pháp này:
Gắn các mắc cài bên trong răng*
Bước 1: Bác sĩ khám, kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Giải thích và tư vấn cho bệnh nhân phương án điều trị tối ưu và mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân lựa chọn loại mắc cài phù hợp với khả năng và tính chất công việc, giao tiếp, sinh hoạt. Thường bệnh nhân làm các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều thường chọn mắc cài mặt trong.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu răng của bệnh nhân. Chụp ảnh lưu lại hình ảnh răng của bệnh nhân trước khi điều trị, sau đó chụp phim để kiểm tra cấu tạo khung hàm, mật độ, chiều cao xương hàm để xác định tình trạng răng cụ thể trước khi thực hiện.

Bước 3: Sau khi vệ sinh sạch khoang miệng, bác sĩ tiến hành gắn mắc cài vào mặt trong răng của bệnh nhân, lắp dây cung và đeo chun định hình tạo lực kéo.
Người ngoài nhìn vào không hề biết bạn đang mang niềng*
Theo dõi chỉnh nha: Cứ sau 2 tuần, khi xương hàm có đủ thời gian để tái tạo, bệnh nhân phải tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay chun định hình và dây cung để tăng lực kéo.

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến vấn đề niềng răng mặt trong, những ưu điểm và nhược điểm của nó. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm kinh nghiệm và hiểu biết về niềng răng mặt trong cũng như có thể quyết định xem có nên thực hiện phương pháp niềng răng này hay không.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấy ghép implant có tốt không? Cần lưu ý gì?

Làm răng giả có tốt không

Khi nào nên niềng răng là hợp lý?